Xây dựng và phục vụ Tsukuba (lớp tàu tuần dương)

Ảnh được tô màu của chiếc Ikoma đang neo đậu tại Kure, 1908

Do sợ rằng quân xưởng Yokosuka sẽ bị tấn công bởi hạm đội Thái Bình Dương thứ hai và batrên đường tới cảng Arthur, Hải quân Nhật quyết định đóng hai chiếc Tsukuba tại quân xưởng Kure. Vì Kure lúc bấy giờ mới chỉ có kinh nghiệm sửa chữa và nâng cấp tàu, công nhân có kinh nghiệm từ Yokosuka phải được điều bằng tàu hòa để huấn luyên nhân công của Kure. Chiếc Tsukuba được đặt lườn vào triền đà số 3 mới được hoàn thành vào tháng 11 năm 1904 còn chiếc Ikoma theo sau được đặt lườn vào triền đà số 2 mới được kéo dài. Lớp này này lớn gấp ba lần chiếc tàu lớn nhất được đóng tại Nhật lúc bấy giờ, chiếc tàu tuần dương bảo vệ Hashidate nặng 4285 tấn. Việc đóng chiếc Tsukuba được ưu tiên dẫn đến việc hoàn thành tàu trong hai năm. Chiếc Ikoma thì tốn thêm một năm để được hoàn thành do cuộc chiến bắt đầu kết thúc làm giảm áp lực hoàn thành tàu. Ngoài ra, ụ tàu của chiếc Ikoma thiếu các cần cẩu cần để nâng vật liệu nặng cho đến khi cần cẩu mới được nâng cấp. Việc đóng cả hai tàu còn bị trì hoãn do nước Nhật chưa có khả năng sản xuất tấm thép và đinh ốc với số lượng đủ lớn. Một lượng lớn hai vật liệu trên phải được nhập khẩu từ Hoa Kỳ.[25]

Tsukuba di chuyển với tốc độ chậm, trước năm 1913

Có thể do việc đóng cấp tốc, chiếc Tsukuba mang theo nhiều khiếm khuyết.[7] Khi nó được hoàn thành vào năm 1907, Tsukuba được phái đi tham gia đợt ra mắc hải quân tại Hội trợ Jamestown vào tháng 5 năm đó.[26] Còn tàu sau đó được điều đến châu Âu với nhiệm vụ thăm cảng trong nhiều tháng sau đó.[27][28] Ikoma cập cảng Anh vào tháng 7 năm 1910 làm một phần của cuộc Triển lãm Anh-Nhật.[29] Trong lúc dừng ở Anh, Tsukuba được trang bị thêm hệ thống điều khiển súng của Vickers với khả năng tính toán độc lập số liệu nhắm súng cho tùng tháp pháo cho phép chỉ huy súng có thể bắn tất cả pháo cùng lúc.[16]

Các tàu lớp Tsukuba được tái phân loại thành thiết giáp-tuần dương vào năm 1912.[2] Vào khoảnh năm 1913-1914, các pháo 6-inch trên boong chính bị tháo dỡ với sáu khẩu được gắn lại lên boong trên nhằm thay thế bốn khẩu 4,7-inch đang được đặt tại đó. Các tàu lúc này chỉ còn mang mười khẩu 6-inch và tám khẩu 4,7-inch.[14]

Ngay khi chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, Tsukuba được chỉ định vào Chiến đội Nam Dương thứ nhất với nhiệm vụ tìm diệt Hải đội Đông Á của Đức tại các đảo thuộc địa Đức ở miền trung Thái Bình Dương.[30] Vào ngày 7 tháng 10, một nhóm đổ bộ của Tsukuba tham gia cuộc chiếm đóng đảo PonapeQuần đảo Caroline.[31] Ikoma gia nhập chiến đội vào tháng 11, ngay trước khi nó di chuyển đến Fiji vào tháng 12.[32] Tsukuba được chỉ định làm tàu huấn luyện bắn pháo vào năm 1916. Đến năm 1917, cả hai tàu được giao cho chiến đội hai.[33] Trong cùng năm đó, Tsukuba bị nổ kho đạn vào ngày 14 tháng 1 làm hi sinh 305 thủy thủ. Xác tàu của sau đó đã được trục vớt và tháo dỡ. Ikoma sau này thay thế Tsukuba trong vai trò tàu huấn luyện bắn pháo vào năm 1918[33] và được trang bị thêm pháo phòng không 8cm/40 loại năm thứ ba vào năm 1919. Con tàu lại được tái phân loại thành tàu tuần dương hạng nhất vào năm 1921 rồi bị giải giáp vào năm 1922 nhằm tuân thủ điều khoản Hiệp ước Hải quân Washington. Con tàu cuối cùng bị tháo dỡ vào tháng 11 năm 1924.[7]